CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Giới thiệu
Mục đích của chương 4 này là phân tích, mô tả mẫu khảo sát, trình bày kết quả kiểm định thang đo và các giả thuyết đưa ra trong mô hình.
Nội dung của chương này gồm 4 phần chính. Trước tiên, là phần mô tả mẫu khảo sát, kế đến là kết quả kiểm định thang đo thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA. Sau đó, tác giả đánh giá độ phù hợp của mô hình thông qua bước CFA, đồng thời kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu thông qua bước SEM. Cuối cùng, tác giả tiến hành phân tích phương sai một yếu tố ANOVA để phân tích sự ảnh hưởng của biến định tính đến lòng trung thành của người tiêu dùng.
4.2. Mô tả mẫu
Sau khi thực hiện khảo sát, tác giả thu được 328 mẫu hợp lệ dùng để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, bao gồm 221 mẫu hợp lệ thu được từ phỏng vấn trực tiếp (chiếm 67,38%) và 107 mẫu hợp lệ thu được từ phỏng vấn trực tuyến (chiếm 32,62%), đảm bảo cỡ mẫu n = 5m, với m = 29. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Hair và cộng sự , 2006).
Với số mẫu thu thập được, tác giả tiến hành các phương pháp phân tích thống kê mẫu. Chi tiết về kết quả phân tích được trình bày ở phụ lục 5 và phụ lục 6. Kết quả phân tích thống kê mẫu nghiên cứu cho biết trong 328 người mua hàng tiêu dùng trên thiết bị di động tại thành phố Hồ Chí Minh thì có 188 người mang giới tính nữ (chiếm 57,3%) và 140 người mang giới tính nam (chiếm 42,7%). Tỉ lệ mẫu giữa nam và nữ không có sự chênh lệch nhiều. Đa số người được phỏng vấn nằm trong độ tuổi từ 23 đến 35 (chiếm 83,2%), tiếp theo là độ tuổi dưới 23 (chiếm 14,6%), những người có độ tuổi từ trên 35 tuổi hầu như rất ít khi mua hàng tiêu dùng trên thiết bị di động (chiếm 2,1%). Và đa số người được phỏng vấn có trình độ học vấn là đại học (chiếm 78%) với thu nhập chủ yếu từ 5 đến 10 triệu (chiếm 56,4%). Nghề nghiệp của người dùng chủ yếu là kĩ thuật viên hoặc nhân viên văn phòng (chiếm 45,7%). Phân bố mẫu theo một số thuộc tính của người được phỏng vấn được thể hiện ở bảng 4.1.
Dựa vào bảng kết quả thống kê mô tả các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu ở phụ lục 6, giá trị trung bình cao nhất thuộc về biến quan sát MTH1 “Nhà cung cấp giao đúng các sản phẩm như đơn đặt hàng” và giá trị trung bình nhỏ nhất thuộc về biến STT1 “Trang web/ứng dụng của nhà cung cấp đáng tin cậy cho việc mua trực tuyến trên thiết bị di động.”
Từ kết quả của thống kê mô tả mẫu, có thể rút ra nhận xét rằng đa số người tiêu dùng mua trực tuyến trên thiết bị di động đều đã tốt nghiệp đại học, có độ tuổi khá trẻ, từ 23 đến 35 và mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu. Đây là độ tuổi vừa kết thúc chương trình đại học và có thu nhập ổn định từ công việc nên sẽ thường xuyên chi tiêu, mua hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, nghề nghiệp của người tiêu dùng tham gia khảo sát chủ yếu là kĩ thuật viên và nhân viên văn phòng. Đây là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với công nghệ và do tính chất công việc phải đi làm liên tục từ sáng đến tối nên khả năng đi ra ngoài mua hàng sẽ bị hạn chế. Vì vậy, đối tượng sẽ ưu tiên mua trực tuyến các sản phẩm tiêu dùng nếu có điều kiện.
4.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
Phân tích Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các biến quan sát trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại bỏ các biến quan sát hoặc thang đo không phù hợp. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 4.2.
Dựa trên kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo ở bảng 4.2 và chi tiết của kết
quả kiểm định ở phụ lục 7, tác giả có một số nhận xét như sau:
- Các thang đo sự hiệu quả, sự thực hiện, khả năng đáp ứng, liên lạc, sự thỏa mãn, sự gắn kết, lòng trung thành đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8. Hệ số tương
quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo tăng. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận.
- Thang đo sự tin tưởng: Lần đầu chạy phân tích độ tin cậy thì hệ số tương quan
biến tổng của biến quan sát STT4 < 0,3. Và nếu loại biến thì sẽ làm cho chỉ số Cronbach’s Alpha của thang đo tốt hơn. Do đó ta thực hiện chạy phân tích độ tin cậy lại với ba biến còn lại. Sau khi chạy lần hai, Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,919, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0,919. Vì vậy, ba biến quan sát đều được chấp nhận.
Kết quả phân tích nhân tố Cronbach’s Alpha cho thấy rằng đa số các thang đo đều đạt độ tin cậy. Chỉ có thang đo sự tin tưởng có biến quan sát STT4 có hệ số tương quan biến tổng không đạt. Vì vậy, thang đo sự tin tưởng sẽ loại bỏ biến STT4, còn lại ba biến quan sát. Các thang đo sau khi được điều chỉnh thông qua phân tích Cronbach’s Alpha đủ điều kiện để thực hiện phân tích nhân tố khám phá.
4.4. Phân tích nhân tố khám phá – EFA
Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo ở mục 4.3, việc phân tích nhân tố được tiến hành trên 28 biến quan sát. Chi tiết về các biến quan sát được trình bày ở phụ lục 8. Các thông tin từ việc phân tích nhân tố EFA cho biết:
Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s
Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s ở bảng 4.3 cho thấy chỉ số KMO là 0,865 > 0,5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Barlett’s là 6080,572 với mức ý nghĩa (P-value) sig = 0,000 < 0,05, (bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể) như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố.
Thực hiện phân tích nhân tố theo phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép quay Promax. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 4.4. Từ kết quả phân tích ở bảng 4.4 cho thấy 28 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 8 nhóm. Giá trị tổng phương sai trích = 71,156% > 50% nên được xem là đạt yêu cầu, khi đó có thể nói rằng 8 nhân tố này giải thích 71,156% biến thiên của dữ liệu. Giá trị hệ số Eigenvalue của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 8 có Eigenvalue thấp nhất (Eigenvalue = 1,169). Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5, đảm bảo giá trị hội tụ cho từng nhân tố.
Phần tiếp: https://kholuanvan.hotronghiencuu.com/2022/09/mua-sam-tb-di-dong-truc-tuyen-hcm-11.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét