Tin mới: Chuẩn bị hỗ trợ kiểm tra đạo văn  turnitin

Nội dung trên website này là hoàn toàn miễn phí. Các bạn hoàn hoàn có thể copy- paste. Tuy nhiên để tránh sự lười biếng và khuyến khích sáng tạo nội dung cũng như việc phải tự làm bài khi viết luận văn, chúng tôi không cung cấp các  hình ảnh, bảng, biểu đồ tại trang web này

Để xem được các nội dung đầy đủ các bạn có thể chuyển đến trang Luận văn tham khảoHỗ Trợ Nghiên Cứu cung cấp. Tuy nhiên ở đây bạn không thể copy được nội dung các bài viết


Các yếu tố tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin-Chương 3 (p2): Thang đo

 3.3. Thang đo các khái niệm nghiên cứu

3.3.1.  Giới thiệu

Theo hình 3.2 (mô hình lý thuyết đề xuất), nghiên cứu cần xác định tha ng đo các khái niệm nghiên cứu bao gồm: kết quả công việc của nhân viên kế toán (PER), sự thỏa mãn của người sử dụng (SAT), sự ủng hộ của nhà quản lý cấp cao (TMS), truyền thông (CMN), đào tạo (TR) và các đặc điểm cá nhân của người sử dụng phần mềm gồm:giới tính (GENDER), tuổi (AGE), trình độ (EDU), chuyên môn (PRO), chức vụ (POS), kinh nghiệm về máy tính (EXPER) và loại phần mềm ứng dụng (ERP/ non-ERP).



Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), để đo lường các khái niệm nghiên cứu thì có các dạng thang đo khác nhau. Trong nghiên cứu này với các khái niệm nghiên cứu tiềm ẩn (bao gồm các khái niệm kết quả công việc của nhân viên kế toán (PER), sự thỏa mãn của người sử dụng (SAT), sự ủng hộ của nhà quản lý cấp cao (TMS), truyền thông (CMN), đào tạo (TR)) thì thang đo Likert được cho là phù hợp bởi vì đây là thang đo dùng để đo lường một chuỗi các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được đưa ra và người trả lời sẽ chọn một trong các câu trả lời này (Likert, 1932). Các thang đo này được sử dụng dưới dạng thang đo Likert 7 điểm vì nó được coi là thang đo có độ tin cậy tối ưu. Phần bên dưới lần lượt giới thiệu các thang đo của từng khái niệm nghiên cứu.


3.3.2. Tang đo các k  ái niệm nghiên cứu tiềm ẩn

3.3.2.1. Kết qu  công việc của nhân viên kế toán

Theo tìm hiểu của tác giả, nghiên cứu của Sykes và cộng sự (2014) được đăng trên tạp chí Management Information Systems Quarterly (tạp chí hạng Q1) là một nghiên cứu được trích dẫn nhiều, đề cập đến kết quả công việc của cá nhânsau khi thực hiện thay đổi hệ thống thông tin tại doanh nghiệp. Chính vì lý do trên mà nghiên cứu này chấp nhận thang đo kết quả công việc cá nhân trong nghiên cứu của Sykes và cộng sự (2014) để đo lường kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin. Cụ thể là thang đo kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT bao gồm 4 biến quan sát và là dạng thang đo kết quả.

PER1. Số lượng công việc đầu ra của nhân viên kế toán

PER2. Chất lượng công việc đầu ra của nhân viên kế toán

PER3. Tính chính xác trong công việc của nhân viên kế toán

PER4. Liên kết (liên lạc) tốt giữa nhân viên kế toán với nhà cung cấp hệ thống kế toán


3.3.2.2. Sự thỏa mãn của người sử dụng

Trong nghiên cứu của của Guimaraes và cộng sự (2015), các tác giả đã chấp nhận thang đo khái niệm sự thỏa mãn của người sử dụng từ nghiên cứu của Doll và cộng sự (1988) (được đăng trên tạp chí Q1). Vì vậy, nghiên cứu này chấp nhận thang đo sự thỏa mãn của người sử dụng theo nghiên cứu của Doll và cộng sự (1988).Thang đo sự thỏa mãn của người sử dụng là một thang đo đa hướng bậc hai dạng kết quả - kết quả bao gồm 5 khái niệm bậc một gồm: nội dung (SAT_C), tính chính xác (SAT_A), định dạng (SAT_F), tính dễ sử dụng (SAT_E), thời gian (SAT_T) và 12 khái niệm bậc hai. Thang đo của cụ thể của khái niệm sự thỏa mãn của người sử dụngnhư sau:


(1) Nội dung của Hệ thống kế toán (Content)

SAT-C1. Hệ thống kế toán cung cấp thông tin mà anh/ chị cần một cách ngắn gọn

SAT-C2. Nội dung thông tin được tạo ra từ hệ thống kế toánđáp ứng yêu cầu của anh/ chị

SAT-C3. Các báo báo được hệ thống kế toán cung cấp dường như chỉ làm đúng yêu cầu của anh/chị

SAT-C4. Hệ thống kế toán cung cấp thông tin một cách đầy đủ

(2) Tính chính xác của Hệ thống kế toán (Accuracy)

SAT-A1. Hệ thống kế toán là chính xác

SAT-A2. Anh/ chị hài lòng với tính chính xác của hệ thống kế toán

(3) Định dạng của Hệ thống kế toán (Format)

SAT-F1. Anh/ chị có cho rằng các kết xuất đầu ra của hệ thống kế toán có hình thức (định dạng) hữu ích

SAT-F2. Thông tin tạo ra từ hệ thống kế toán là rõ ràng

(4) Tính dễ sử dụng của Hệ thống kế toán (Ease of use)

SAT-E1. Hệ thống kế toán thân thiện với người sử dụng

SAT-E2. Hệ thống kế toán dễ sử dụng

(5) Tính kịp thời của Hệ thống kế toán (Timeliness)

SAT-T1. Anh/ chịnhận được thông tin đúng thời điểm yêu cầu

SAT-T2. Hệ thống kế toán cung cấp thông tin cập nhật theo thời gian thực


3.3.2.3. Sự ủng hộ của nhà qu  n trị c p cao

Dựa theo nghiên cứu của Wang và Chen (2006) (được đăng trên tạp chí Q1) liên quan đến khái niệm sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao đối với việc ứng dụng hệ thống ERP. Trong nghiên cứu này thang đo của hai tác giả trên đã được áp dụng để đo lường sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao đôi với việc ứng dụng CNTT (PMKT hoặc hệ thống ERP) trong tổ chức. Theo đó, thang đo sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao gồm 7 biến quan sát và là dạng thang đo kết quả.

TMS1. Nhà quản lý cấp cao tham gia tích cực vào việc lựa chọn nhà cung cấp phần mềm và công ty tư vấn phát triển phần mềm.

TMS2. Nhà quản lý cấp cao tham gia tích cực trong việc tuyển dụng nhân sự để thực hiện và vận hành hệ thống phần mềm mới

TMS3. Nhà quản lý cấp cao tham gia tích cực vào việc chuyển giao PM đến người dùng

TMS4. Nhà quản lý cấp cao rất quan tâm đến kết quả/ hiệu quả của phần mềm

TMS5. Nhà quản lý cấp cao nỗ lực để cung cấp ổn định và đầy đủ nguồn tài trợ cho việc triển khai và vận hành phần mềm

TMS6. Nhà quản lý cấp cao đã nỗ lực tham gia vào việc xác định thứ tự các phân hệ ứng dụng của phần mềm (tức nên ứng dụng phân hệ nào trước trong hệ thống ERP)

TMS7. Nhà quản lý cấp cao nhấn mạnh việc quản lý và kiểm soát quy trình triển khai và vận hành phần mềm một cách hiệu quả


3.3.2.4. Truy n thông

Tương tự như khái niệm sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao, nghiên cứu này chấp nhân khái niệm truyền thông từ nghiên cứu của Wang và Chen (2006). Theo đó, thang đo truyền thông là thang đo dạng kết quả bao gồm 4 biến quan sát:

CMN1. Ngôn ngữ được sử dụng trong các cuộc họp về triển khai và vận hành phần mềm là rào cản (không phù hợp) cho những người tham dự cuộc họp

CMN2. Các chuyên gia tư vấn trình bày một cách khó hiểu về các vấn đề liên quan đến phần mềm

CMN3. Kinh nghiệm làm việc của Anh/Chị khó có thể áp dụng vào việc sửd ụng phần mềm

CMN4. Anh/Chị cảm thấy không thoải mái trong việc đưa ra ý tưởng của bản thân khi sử dụng phần mềm.


3.3.2.5. Đ o tạo

Dựa theo nghiên cứu của Amoako-Gyampah và Salam (2004) được đăng trên tạp chí Q1, nghiên cứu này chấp nhận khái niệm đào tạo từ nghiên cứu của hai tác giả trên. Thang đo đào tạo gồm 5 biến quan sát và là dạng thang đo kết quả.

TR1. Tôi đã hoàn thành khoá đào tạo được cung cấp

TR2. Trình độ hiểu biết của tôi đã được cải thiện đáng kể sau khi trải qua chương trình đào tạo

TR3. Việc đào tạo đã cho tôi niềm tin vào hệ thống mới

TR4. Việc đào tạo có độ dài và chi tiết đầy đủ

TR5. Các giảng viên có kiến thức và hỗ trợ tôi trong sự hiểu biết của tôi về hệ thống


3.3.3. THang đo các k  ái niệm đo  ường trực tiếp

Như đã biện luận bên trên, khái niệm loại phần mềm ứng dụng được phân thành hai loại phần mềm low-end là phần mềm kế toán đơn thuần và high-end là phần mềm tích hợp hay phần mềm ERP. Vì vậy, nghiên cứu này phân loại phần mềm hành ERP và non-ERP (Tức không phải phần mềm ERP – nghĩa là phần mềm kế toán đơn thuần).


Theo mô hình lý thuyết đề xuất thì nghiên cứu này xem xét 6 đặc điểm cá nhân của người sử dụng hệ thống thông tin bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ, kinh nghiệm, chuyên môn và chức vụ. Dựa vào nghiên cứu của Yoon và cộng sự (1996) các khái niệm này được đo lường như sau:

- AGE: Tuổi của người sử dụng được phân thành các nhóm tuổi: < 30 tuổi, 31 tuổi đến 40 tuổi, từ 41 tuổi đến 50 tuổi và > 51 tuổi.

- GENDER: Giới tính của người sử dụng được phân thành 3 nhóm: nam, nữ và khác

- PRO: Trình độ chuyên môn của người sử dụng.Trong nghiên cứu này là chuyên môn về kế toán. Cụ thể: trên đại học ngành kế toán, đại học ngành kế toán, trung cấp/ cao đẳng ngành kế toán, không tốt nghiệp ngành kế toán.

- EXPER: Kinh nghiệm về máy tính của người sử dụng chính là số năm mà nhân

viên kế toán sử dụng phần mềm( tính đến trước khi khảo sát số liệu)

- EDU: trình độ của người sử dụng. Ở đây được phân thành các nhóm, cụ thể: tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, trung cấp/ cao đẳng và khác.

- POS: chức vụ của người sử dụng. Trong nghiên cứu này được chia thành 2 nhóm: nhân viên và nhà quản lý.

Phần tiếp theo: https://kholuanvan.hotronghiencuu.com/2022/09/ket-qua-ke-toan-cntt-12.html

Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu

Email: dichvuspss@hotronghiencuu.com / phantichso247@gmail.com
Phone 24/7: 086 978 6862 (Mr Hùng)
Viết luận văn thuê trọn gói 0924 04 03 88 (Ms. Bông) Email: Bong.4388@gmail.com

***Dịch vụ SPSS- AMOS- SmartPLS***

Hotline, zalo: 086 978 6862.

Quét mã QR để kết bạn ZALO.Vui lòng kết bạn trước khi nhắn tin. Để có phản hồi nhanh nhất hãy gọi thẳng số điện thoại bên trên 24/7

0 nhận xét:

Đăng nhận xét