2.4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Kế thừa các lý thuyết nền và nghiên cứu đi trước, nghiên cứu này đề xuất các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến 5 khái niệm chính bao gồm kết quả công việc của nhân viên kế toán, sự thỏa mãn của nhân viên kế toán (người sử dụng), sự ủng hộ của nhà quản lý cấp cao, đào tạo và truyền thông. Ngoài ra để phát triển một mô hình nghiên cứu, nghiên cứu này bổ sung một khái niệm đóng vai trò là biến kiểm soát đó là khái niệm đặc điểm cá nhân của người sử dụng (nhân viên kế toán) và một khái niệm đóng vai trò là biến điều tiết đó là khái niệm ERP/ non-ERP (loại phần mềm ứng dụng đang được sử dụng trong HTTTKT của doanh nghiệp là hệ thống ERP hay PMKT tức non-ERP
H1
Theo nghiên cứu của các tác giả Dezdar và Ainin (2009), Igbaria (1990) thì sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao gồm hai loại: hỗ trợ người dùng cuối và hỗ trợ quản lý cho dự án. Hỗ trợ người dùng cuối bao gồm: hỗ trợ phát triển hệ thống, hướng dẫn chuyên ngành và hướng dẫn sử dụng ứng dụng máy tính; Hỗ trợ quản lý cho dự án bao gồm: khuyến khích quản lý hàng đầu hỗ trợ (Francoir, Bourgault, & Pellerin, 2009)
Theo Petter và cộng sự (2013) đã tổng hợp thì sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao có tác động đến các yếu tố trong mô hình thành công của hệ thống thông tin của DeLone và McLean (1992, 2003). Vì vậy, nghiên cứu này dựa vào nghiên cứu của Petter và cộng sự (2013) để đề xuất rằng sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao có tác động đến sự thỏa mãn của nhân viên kế toán bằng giả thuyết H1.
Giả thuyết 1 H1 : ự tr củ n qu n c p c o c mãn của nhân viên kế toán trong quá trình ứng dụng ERP)
H2
Như chúng ta đã biết hầu như không có một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển mà lại không có truyền thông đơn vị. Theo Tyre (1989) thì truyền thông là việc trao đổi thông tin giữa nhà phát triển và người sử dụng hệ thống. Bên cạnh đó, theo Daft và Lengel (1984, 1986) thì khi vấn đề truyền thông của đơn vị có được sự đa dạng và phong phú tức là có sự liên lạc một cách thường xuyên giữa người sử dụng và người đổi mới - đưa hệ thống mới vào đơn vị. Và theo Lin và Zmud (1991) thì điều này sẽ giúp giảm thiểu những hiểu lầm giữa người sử dụng và người phát triển hệ thống. Thêm vào đó, theo các tác giả Al- Mashari và cộng sự (2003) thì cần phải thực hiện công việc truyền thông một cách trung thực, cởi mở với người dùng (chú trọng trong giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu triển khai hệ thống thông tin). Đồng thời cần phải có sự kiểm soát mạng truyền thông này và phải xác định được sự khác biệt giữa các nhóm trong tổ chức. Điều này đã được nghiên cứu bởi Rogers (1986), Farace và Mc Donal (1974). Bên cạnh đó, theo mô hình thành công của hệ thống thông tin đã giới thiệu bên trên, khái niệm sự truyền thông rất gần với khái niệm quy trình quản lý (management processes), trong khi quy trình quản lý có tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin. Vì vậy, nghiên cứu này dựa vào các lập luận bên bên để giả định rằng tồn tại một mối quan hệ giữa truyền thông và sự thỏa mãn của nhân viên kế toán – một đối tượng sử dụng hệ thống thông tin kế toán. Giả thuyết H2 được phát biểu như sau:
Giả thuyết 2 H2 : ru n t ng c tác động t c cực đến đến sự thỏa mãn của nhân viên kế toán trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin (PMKT/ ERP).
2.4.3. Đào tạo
Đào tạo không những giúp người dùng có những hiểu biết để có thể sử dụng mà còn giúp giảm thiểu các khó khăn do sự phức tạp về công nghệ mà người dùng gặp phải trong quá trình sử dụng hệ thống thông tin trong đơn vị (Amoako- Gyampah và Salam, 2004). Còn theo Al-Mashari và cộng sự (2003); Umble và cộng sự (2003); Bolog và Nelson (2003) thì đào tạo được xem là một thành phần cơ bản khác trong việc triển khai ERP. Thêm vào đó, việc đào tạo còn giúp chia sẻ các vấn đề phổ biến.Và điều này có thể giúp cho sự hợp tác trong hệ thống ERP tăng lên, đồng thời còn cho thấy một số mối quan hệ có thể được tạo nên bởi việc đào sâu các giả thuyết thông qua việc đào tạo trong hệ thống ERP. Bên cạnh đó, đào tạo còn cung cấp các thông tin hữu ích và thích hợp cũng như phương thức hoạt động với hệ thống hiện có và hệ thống được đề xuất cho các nhà quản lý về hệ thống ERP.Ngoài ra, theo tổng hợp của Petter và cộng sự (2013) thì kiến thức chuyên môn về quy trình (domain expert knowledge) có tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin và do khái niệm đào tạo khá tương đồng với khái niệm kiến thức chuyên môn về quy trình, vì vậy, nghiên cứu này phát biểu giả thuyết như sau:
Giả thuyết 3 (H3):Đ o tạo c tác động t c cực đến đến sự thỏa mãn của nhân viên kế toán trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin (PMKT/ ERP).
2.4.4. Sự thỏa mãn của người sử dụng HTTT kế toán
Dựa vào lý thuyết thành công của hệ thống thông tin và theo nghiên cứu của Guimaraes và cộng sự (2015) thì sự thỏa mãn của người sử dụng HTTT có tác độngtích cực đến kết quả công việc của họ. Các nghiên cứu của Yoon và Guimaraes (1995), Guimaraes và Igbaria (1997) và Hunton và Beeler (1997) cũng cho kết quả tương tự như trên. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Petter và cộng sự (2013) thì các tác giả đã kết luận rằng sự thỏa mãn của người sử dụng có tác động tích cực đến kết quả của cá nhân (trang 30, figure 7).Dựa vào các nền tảng lý thuyết trên,nghiên cứu này đề xuất giả thuyết H4 như sau:
Giả thuyết 4 (H4):Sự thỏa mãn của nhân viên kế toán trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin (PMKT/ ERP)c tác động tích cực đến sự ết qu công việc của nhân viên kế toán trong m i trường ứng dụng CNTT.
2.4.5. Loại phần mềm
Khi doanh nghiệp quyết định sử dụng phần mềm hỗ trợ cho công tác kế toán thì thường dựa trên 5 yếu tố: chất lượng phần mềm, nhà cung cấp phần mềm, chi phí và lợi ích, đặc điểm đầu ra và ý tưởng thiết kế của phần mềm (Jadhav A.S và R.M. Sonar, 2009). Bên cạnh đó, theo Maziyar và cộng sự (2011) thì phần mềm kế toán có thể phân thành loại low-end và high-end tùy theo chức năng xử lý và cách tổ chức, tích hợp dữ liệu trong hệ thống. Low-end là phần mềm trong đó kết hợp tất cả các chức năng của hệ thống kế toán và nó có dữ liệu riêng biệt của riêng hệ thống kế toán.Phần mềm low-end được sử dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và nó thường được hiểu là phần mềm kế toán riêng. Ngược lại, high-end là nhóm phần mềm tích hợp tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong một cơ sở dữ liệu – được hiểu như là nhóm phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) với nhiều chức năng đa dạng và phần mềm kế toán là một trong các phần mềm chức năng của phần mềm ERP hay còn gọi là phần mềm kế toán tích hợp. Chính vì vậy mà các phần mềm high-end thường phù hợp trong các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Như vậy, tùy theo mục tiêu cũng như khả năng của mình, doanh nghiệp có thể chọn giải pháp phần mềm low-end (phần mềm kế toán đơn thuần) hay phần mềm high-end (phần mềm ERP).
Nghiên cứu Hunton và cộng sự (2003) kết luận việc sử dụng phần mềm ERP làm tăng chỉ số ROI, ROS và ROA của doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu của Nicolaou (2004) khẳng định chỉ số ROS và tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần ở các doanh nghiệp có sử dụng ERP cao hơn các doanh nghiệp không sử dụng. Như vậy, loại phần mềm ứng dụng có thể sẽ có tác động lên mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của người sử dụng với kết quả công quả công việc của người sử dụng phần mềm. Chính vì vậy loại phần mềm có thể được xem là biến tiều tiết cho tác động của sự thỏa mãn của nhân viên kế toán đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT. Trong nghiên cứu này, tác giả bổ sung khái niệm ERP/ non_ERP vào mô hình nghiên cứu với vai trò là biến điều tiết cho tác động của loại phần mềm ứng dụng trong HTTTKT đến mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của người sử dụngHTTT kế toán (nhân viên kế toán) đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT.
2.4.6. Biến kiểm soát: đặc điểm của người sử dụng
Đặc điểm của người dùng cuối có vai trò quan trọng đối với thành công của hệ thống thông tin (Zmud, 1979). Các đặc điểm của người dùng ảnh hưởng đến thành công của hệ thống ERP : thái độ của người dùng cuối, kỳ vọng của người dùng cuối và kiến thức của người dùng cuối về công nghệ ERP (Smith, 1988). Việc đào tạo và kinh nghiệm của người dùng cuối có liên quan đến niềm tin và cách sử dụng của người dùng cuối (Igbaria, 1990; Schewe, 1976; Zmud, 1979). Nghiên cứu của Petter và cộng sự (2013) cho thấy đặc điểm cá nhân của người sử dụng có thể tác động hoặc không đến các kết quả đầu ra của hệ thống thông tin. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kế thừa các trước nghiên cứu trước và xem đặc điểm cá nhân của người là biến kiểm soát. Dựa vào nghiên cứu của Petter và cộng sự (2013), nghiên cứu này kiểm tra các yếu tố gồm giới tính, tuổi, trình độ, chuyên môn, chức vụ và kinh nghiệm máy tính của người sử dụng mà cụ thể là của nhân viên kế toán.
Phần tiếp theo: https://kholuanvan.hotronghiencuu.com/2022/09/ket-qua-ke-toan-cntt-9.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét