Tin mới: Chuẩn bị hỗ trợ kiểm tra đạo văn  turnitin

Nội dung trên website này là hoàn toàn miễn phí. Các bạn hoàn hoàn có thể copy- paste. Tuy nhiên để tránh sự lười biếng và khuyến khích sáng tạo nội dung cũng như việc phải tự làm bài khi viết luận văn, chúng tôi không cung cấp các  hình ảnh, bảng, biểu đồ tại trang web này

Để xem được các nội dung đầy đủ các bạn có thể chuyển đến trang Luận văn tham khảoHỗ Trợ Nghiên Cứu cung cấp. Tuy nhiên ở đây bạn không thể copy được nội dung các bài viết


Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng mua trực tuyến hàng tiêu dùng trên thiết bị di động tại TPHCM- chương 2- Cơ sở lý thuyết

 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Khái quát về thiết bị di động

Thiết bị di động được định nghĩa là một thiết bị có khả năng cầm nắm bằng tay và cho phép người sử dụng vận hành thiết bị trong lúc di chuyển. Những thiết bị này có thể bao gồm điện thoại di động thông minh và máy tính bảng (Sonnenberg và Becker, 2015).


Thiết bị di động có thể giúp người tiêu dùng định vị vị trí, sử dụng các ứng dụng. Bên cạnh đó, thiết bị có khả năng kết nối với mạng Internet thông qua mạng di động để giúp người tiêu dùng tìm kiếm, so sánh các sản phẩm trực tuyến và thực hiện các thao tác mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

2.1.1. Khái quát về thương mại điện tử, thương mại di động, mua trực tuyến, bán lẻ trực tuyến

Ở mục này, tác giả tiến hành trình bày khái quát về thương mại điện tử, thương mại di động, bán lẻ trực tuyến, mua trực tuyến. Và dựa trên cơ sở này để tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các nhân tố tác động đến lòng trung thành của người mua trực tuyến trên thiết bị di động.

Khái quát về Thương mại điện tử:

- Theo Tổ chức Thương mại thế giới - World Trade Organization (1998), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.

- Theo Ủy ban châu Âu - European Commission (2000), “Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thuật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch vụ thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công”.

Từ các định nghĩa trên có thể thấy rằng TMĐT chủ yếu tập trung vào việc mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các bên liên quan thông qua mạng Internet.

Khái quát về Thương mại di động:

- Cụm từ Thương mại điện tử trên di động hay còn gọi là Thương mại di động ban đầu được đặt ra bởi Kevin Duffey tại buổi ra mắt của Diễn đàn Thương mại Di động Toàn Cầu vào năm 1997, ý nghĩa của cụm từ là “Việc cung cấp các khả năng thương mại điện tử trực tiếp tới tay của người tiêu dùng, bất cứ nơi nào, thông qua công nghệ không dây” (Mohammadpour và Tafte, 2016).

- Bakar và Osman (2004) định nghĩa TMDĐ là sự trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các thiết bị cầm tay không dây như điện thoại di động, thiết bị di động cầm tay cá nhân.

- Varshney và Vetter (2001) nhận định TMDĐ là sự mở rộng của TMĐT, thông qua các thiết bị không dây. Tuy nhiên, Feng và các cộng sự (2006) lại thấy rằng TMDĐ không chỉ là sự mở rộng mà còn có những điểm vượt trội hơn so với TMĐT bởi sự khác nhau giữa cách thức tương tác, mô hình sử dụng và chuỗi giá trị. Nhóm nhận định TMDĐ là một cơ hội kinh doanh mới mẻ và đầy sáng tạo với những đặc điểm và chức năng độc đáo, chẳng hạn như tính di động và khả năng tiếp cận với đối tượng người dùng rộng khắp.

- Clarke và Flaherty (2003) đã xác định bốn đặc trưng của TMDĐ:

+ Tính rộng khắp: Cho phép các giao dịch trực tuyến có thể được thực hiện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào.

+ Sự định vị: Với vai trò là một phương tiện truyền thông và kinh doanh, điện thoại di động gắn bó với người tiêu dùng mọi lúc mọi nơi, do đó nó cho phép sản phẩm hoặc dịch vụ thích ứng tùy theo vị trí.

+ Tính tiện lợi: Điện thoại di động tối đa hóa tính linh hoạt và thích nghi với lịch trình và nhu cầu của người tiêu dùng

+ Tính cá nhân hóa: Điện thoại di động có xu hướng được sử dụng bởi cá nhân, do đó thị trường mục tiêu là các cá nhân riêng lẻ.

- Mua trực tuyến trên thiết bị di động là một phần của mua trực tuyến và là một khía cạnh của TMDĐ. Gao và các cộng sự (2015) sau khi tổng hợp các nghiên cứu trước đây đã định nghĩa mua trực tuyến trên thiết bị di động là các hoạt động liên quan đến việc mua hàng được thực hiện bởi điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng thông qua mạng không dây.

Khái quát về mua trực tuyến và bán lẻ trực tuyến:

- Mua trực tuyến là quá trình người tiêu dùng trải qua để mua sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua mạng Internet (Amer và Gómez, 2010). So với việc mua trực tuyến bằng máy bàn hoặc laptop thì mua trực tuyến trên thiết bị di động cho phép người tiêu dùng mua trực tuyến bất cứ lúc nào và ở bất kỳ vị trí nào với sự giúp đỡ của mạng

di động và các thiết bị di động (Wong và cộng sự, 2015). Ngoài ra, việc mua trực tuyến trên di động cho phép các nhà bán lẻ xác định vị trí của người sử dụng và gửi các thông tin tùy chỉnh trong trong khi đang tương tác với khách hàng thông qua điện thoại của họ (Chen và Lan, 2014). Điều này cung cấp sự tiện lợi cho người sử dụng, qua đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán hàng và giúp gia tăng doanh số.

- Để phục vụ nhu cầu mua trực tuyến của các cá nhân, các nhà cung cấp dịch vụ đã triển khai hình thức bán lẻ trực tuyến. Bán lẻ trực tuyến được định nghĩa là một quy trình cho phép khách hàng tìm kiếm, lựa chọn và mua các sản phẩm, dịch vụ và thông tin từ xa thông qua mạng Internet (Celik, 2016). Người tiêu dùng thực hiện các giao dịch trực tuyến và sau đó sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được gửi tới người tiêu dùng thông qua các hình thức khác nhau.

Với những ưu điểm vượt trội của TMDĐ so với TMĐT, hiện đã có sự gia tăng đáng kể và sự thay đổi trong hành vi mua trực tuyến khi nhiều khách hàng đã bắt đầu sử dụng thiết bị di động có kết nối internet để tiến hành việc mua hàng (Wagner và cộng sự, 2013). Qua đó chúng ta có thể thấy được rằng mua trực tuyến trên thiết bị di động ngày càng đóng vai trò quan trọng và là xu thế tất yếu trong tương lai. Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn tận dụng lợi thế của TMDĐ thì phải hiểu rõ các đặc điểm của TMDĐ, sự khác biệt giữa TMDĐ với TMĐT để từ đó đề ra các chính sách kinh doanh phù hợp. Và để làm rõ sự khác biệt đó, tác giả tiếp tục đi sâu vào việc so sánh TMDĐ và TMĐT.

2.1.2. So sánh thương mại di động và thương mại điện tử

So với TMĐT, TMDĐ mang lại cả lợi thế và hạn chế. Tác giả đã tổng hợp và tóm tắt những lợi thế và hạn chế của TMDĐ so với TMĐT trong bảng 2.1 dưới đây:

- Việc sử dụng thiết bị không dây cho phép người dùng nhận được thông tin và tiến hành các giao dịch bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào.

- Việc xác định được vị trí người dùng qua thông chức năng của thiết bị di động sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người dùng chuẩn xác và đầy đủ hơn.

- Thiết bị di động thường được sử dụng bởi một cá nhân nhất định. Vì vậy dữ liệu sẽ được cá nhân hóa. Cá nhân hoá sẽ có dạng thông tin tùy chỉnh, đáp ứng các sở thích của người dùng, theo sau là các cơ chế thanh toán cho phép lưu trữ thông tin cá nhân, loại bỏ sự cần thiết phải nhập thông tin thẻ tín dụng cho mỗi giao dịch.

- Việc sử dụng laptop hoặc máy để bàn cồng kềnh và các kết nối có dây sẽ khiến người dùng phải tốn nhiều công sức hơn khi thực hiện các giao dịch và bị hạn chế về mặt không gian lẫn thời gian.

- Thiếu các chức năng định vị người dùng nên các dịch vụ cung cấp cho người dùng sẽ bị hạn chế trong việc hỗ trợ người dùng.

- Laptop  hoặc  máy  để  bàn  thường được chia sẻ và sử dụng bởi nhiều cá nhân. Như vậy sẽ dẫn đến sự khó khăn cho các nhà cung cấp khi muốn tối ưu trải nghiệm của người dùng theo từng cá nhân riêng biệt. Ngoài ra do được sử dụng bởi nhiều cá nhân nên các thông tin thanh toán và thẻ tín dụng sẽ khó có thể lưu trữ một cách an toàn.

Hạn chế

- Các thiết bị di động có kích thước màn hình nhỏ, thường vào khoảng 5 inch tới 9 inch. Như vậy, chúng có ít không gian hơn để hiển thị các thông tin cần thiết. Các nhà cung cấp sẽ phải cố gắng tối ưu hóa giao diện truy cập để tạo sự thuận tiện cho người dùng khi truy cập trang nhưng vẫn phải đảm bảo việc hiển thị đầy đủ các thông tin cần thiết.

- Thiết bị di động không có các thiết bị ngoại vi như chuột hay bàn phím nên người dùng thiết bị di động sẽ phải tốn nhiều công sức hơn để tìm kiếm thông tin và tương tác với các hệ thống.

- Việc sử dụng kết nối không dây để kết nối internet sẽ khiến kết nối chậm và ít ổn định hơn so với khi sử dụng kết nối có dây. Người dùng sẽ phải tốn nhiều công sức hơn để tương tác với hệ thống. Ngoài ra người dùng cũng phải chi trả một khoảng phí nhất định để sử dụng mạng di động.

-Laptop hoặc máy để bàn thường có kích thước màn hình từ 14 inch trở lên. Với kích thước màn hình lớn, các nhà cung cấp sẽ dễ dàng hiển thị các thông tin cần thiết về sản phẩm hoặc giao dịch và dễ dàng sắp xếp các thông tin đó để giúp người dùng thuận tiện trong việc truy cập.

- Laptop hoặc máy để bàn có sự hỗ trợ của các thiết bị ngoại vi như chuột và bàn phím. Các thiết bị đó sẽ giúp người dùng tìm kiếm thông tin sản phẩm hoặc tương tác với hệ thống dễ dàng hơn.

- Máy bàn hoặc laptop có thể sử dụng các kết nối có dây để tăng tốc độ truy cập và sự ổn định. Từ đó giúp việc tương tác với các hệ thống hoặc thực hiện các giao dịch trực tuyến diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn.

Các phân tích về sự khác biệt giữa TMDĐ và TMĐT ở bảng 2.1 cho thấy rằng mặc dù TMDĐ có nhiều lợi thế so với TMĐT như sự tiện lợi hay sự định vị. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế ở TMDĐ so với TMĐT. Và sự khác biệt giữa hai hình thức thương mại có thể ảnh hưởng đến cách thức triển khai dịch vụ của các nhà cung cấp. Trong quá trình xây dựng thang đo chất lượng dịch vụ di động M-S-QUAL, Huang và cộng sự (2015) đã rất ngạc nhiên khi thấy nhiều nhân tố khác nhau đã được loại bỏ trong quá trình xây dựng thang đo. Các nhân tố bị loại bỏ đã từng là các tiêu chí quan trọng được sử dụng để đánh giá về chất lượng dịch vụ của các nhà bán hàng trực tuyến. 

Tuy nhiên, khi người tiêu dùng ngày càng có nhiều nhu cầu và đòi hỏi trong bối cảnh TMDĐ, nhiều nhà cung cấp không đủ năng lực đã bị loại khỏi lĩnh vực kinh doanh mới. Do cạnh tranh gay gắt hơn so với bối cảnh TMĐT cách đây nhiều năm, các nhà cung cấp dịch vụ trong bối cảnh TMDĐ hiện nay có ít cơ hội bù đắp lại sai lầm hoặc bồi thường cho người tiêu dùng về các giao dịch không đạt yêu cầu. Những thay đổi trên thị trường làm cho các nhân tố như “nội dung”, “bồi thường”, “bảo mật” và “thanh toán” trở nên ít quan trọng hơn so với khi còn ở thị trường TMĐT. Nói cách khác, đi cùng với sự thay đổi của thị trường, các tiêu chí cần thiết và mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí đã thay đổi để phù hợp với thị trường TMDĐ. Doanh nghiệp cần phải tuân thủ sự thay đổi về các tiêu chí và thực hiện các chiến lược cần thiết để đáp ứng với sự thay đổi này nếu doanh nghiệp muốn tiến hành kinh doanh thành công.

Phần tiếp: https://kholuanvan.hotronghiencuu.com/2022/09/mua-sam-tb-di-dong-truc-tuyen-hcm-4.html

Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu

Email: dichvuspss@hotronghiencuu.com / phantichso247@gmail.com
Phone 24/7: 086 978 6862 (Mr Hùng)
Viết luận văn thuê trọn gói 0924 04 03 88 (Ms. Bông) Email: Bong.4388@gmail.com

***Dịch vụ SPSS- AMOS- SmartPLS***

Hotline, zalo: 086 978 6862.

Quét mã QR để kết bạn ZALO.Vui lòng kết bạn trước khi nhắn tin. Để có phản hồi nhanh nhất hãy gọi thẳng số điện thoại bên trên 24/7

0 nhận xét:

Đăng nhận xét