TÓM TẮT
Thông qua việc khảo lược các nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị và kế toán ứng với môi trường ứng dụng CNTT, tác giả nhận thấy hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề kết quả công việc cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT ở góc độ nghề nghiệp kế toán và kiểm toán. Bởi kết quả công việc cá nhân được xem là một yếu tố đo lường sự thành công của một HTTT (Delone và McLean, 1992), do đó nhằm bổ sung một phần hiểu biết về sự thành công của HTTTKT, nghiên cứu này tập trung kiểm tra một số yếu tố tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT. Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu là kiểm tra một số tác động và do mô hình nghiên cứu của nghiên cứu này là tương đối phức tạp, nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng dạng khảo sát với kỹ thuật phân tích dữ liệu là PLS_SEM.
Quy trình và cách thức phân tích dữ liệu được thực hiện theo đề xuất của Hair và cộng sự (2016). Với dữ liệu thu thập từ 177 nhân viên kế toán tại 114 doanh nghiệp đang sử dụng PMKT/ hệ thống ERP, nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra mô hình đo lường và sau đó là kiểm ra mô hình cấu trúc. Các kết quả thu được từ phân tích PLS_SEM đã giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu bao gồm (1) sự thỏa mãn của người sử dụng (nhân viên kế toán) có tác động tích cực đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT, (2) các yếu tố gồm sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao và việc đào tạo cho nhân viên kế toán trong quá trình ứng dụng PMKT/ ERP có tác động tích cực đến sự thỏa mãn của nhân viên kế toán vào quá trình ứng dụng PMKT/ ERP trong doanh nghiệp; và (3) loại phần mềm ứng dụng trong HTTTKT (ERP/ non – ERP) không có đóng vai trò là biến điều tiết trong mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của nhân viên kế toán đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT. Ngoài ra với kết quả kiểm tra hệ số xác định R2 là 45.8% cho thấy, khả năng dự báo của việc nhân viên kế toán được thỏa mãn khi tham gia vào quá trình ứng dụng PMKT/ ERP trong doanh nghiệp đến kết quả công việc của họ là có thể chấp nhận được (vì lớn hơn ngưỡng 20%).
Từ khóa: kết quả công việc cá nhân, sự thỏa mãn của người sử dụng, sự ủng hộ của nhà quản trị, sự đào tạo, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp/ phần mềm kế toán.
ABSTRACT
In the context of extreme IT development, there is a requirement that is knowledge of IT’s impacting on corporate governance, including accounting. Through literature review in the field of management and accounting in the IT environment, the author realized that currently there are a few studies that researched about individual performance in IT context, especially from the perspective of accounting and auditing. Because individual performance is considered a measure of information system success (Delone and McLean, 1992), it is important to study about individual performance. Because of these reasons, this study focuses on examining some factors affecting the accountant’s performance in IT context. According to the objectivesare examining some factors that could impact on individual performance and because the research model of this study is relatively complex, this research applied the quantitative method and survey approach as well as using PLS_SEM to analysis data. The research process and method of data analysis are accepted from Hair et al. (2016). Based on data from 177 accountants in 114 businesses that have implemented accounting software/ ERP systems, the study conducted a measurement model test and then a structural model test. The results showed
(1) user satisfaction (accountant) had a positive impact on the accountant’s performance in the IT environment, (2) two factors including the support of senior management and the training of accountants had positive impacts on user satisfaction (accountant) in the process of applying accounting software/ ERP in enterprises; and (3) the type of software applied in the accounting information systems (ERP/ non_ERP) had not a moderator variable in the relationship between user satisfaction and accountant’s performance in IT context. Finally, the result indicated that coefficient of determination R2 is 45.8% which was higher than the accepted level (20%). As a result, predictability of model was anormal level.
Key words:
Individual performance (accountant’s performance) , user satisfaction, support of senior management, training, ERP/ non_ERP.
Phần tiếp theo: https://kholuanvan.hotronghiencuu.com/2022/09/ong-luc-ke-toan-cntt-2.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét