Các bạn sinh viên cần hỗ trợ spss hãy liên hệ nay cho chúng tôi. Tronh nhiều năm qua dịch vụ xử lý dữ liệu của chung tôi đã hỗ trọ rất nhiều lượt sinh viên.
Sau đây chúng tôi xin trích một bài viết rất hay về việc lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học
4 tiêu chí lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học
Bạn đang cần thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học nhưng bạn không biết nên chọn đề tài nào cho thích hợp, được đánh giá cao, có khả năng thưc hiện để không bị tình trạng càng đi sâu vào nghiên cứu thì lại càng bí bách, thấy đề tài không có tính khả thi. Để tránh gặp phải tình trạng này thì ngay từ đầu chúng ta đã phải cân nhắc kĩ khi lựa chọn đề tài nghiên cứu. Vậy đâu mới là tiêu chí lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học? Hãy “soi” lần lượt theo những mục sau bạn sẽ xác định được đề tài nghiên cứu thích hợp.
1. Tính khoa học
Hãy trả lời rõ câu hỏi: Đề tài nghiên cứu này có giá trị gì về mặt khoa học và kết quả nghiên cứu sẽ được ứng dụng như thế nào? Chúng ta cần biết rõ mình đang làm gì và sẽ thu được gì từ việc làm này? Đây có thể được coi là tiêu chí cơ bản nhất. Tính khoa học ở một đề tài được thể hiện bằng việc đề tài phải được gắn với khung lí thuyết và có cơ sở lí luận rõ ràng.
2. Tính mới
Một công trình nghiên cứu khoa học bắt buộc phải đảm bảo được yêu cầu này vì nghiên cứu khoa học là hành trình đi trả lời những câu hỏi và đi tìm ra những điều mới . Tính mới có thể là hoàn toàn mới (vấn đề mà từ trước đến nay chưa từng được giải quyết); mới ở phạm vi nhất định (bổ sung hoàn chỉnh thêm, cụ thể hóa hoặc vận dụng vào điều kiện mới một vấn đề khoa học đã được giải quyết về cơ bản).
Ngoài tính mới về ý tưởng bạn cũng có thể cập nhật những công cụ mới, kĩ thuật mới, tiến trình nghiên cứu mới để được đánh giá cao hơn.
Ví dụ trong một nghiên cứu trước về đề tài: “ Những tác động của hiệp định X đến ngành thủy sản của Việt Nam” tác giả A đã chỉ ra được các ảnh hưởng mang tính định tính của hiệp định này vì tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Tuy nhiên tác giả B cũng thực hiện đề tài này sau đó nhưng dùng phương pháp nghiên cứu định lượng và lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các kết quả mà tác giả A đã chỉ ra. Như vậy trong trường hợp này tính mới của tác giả B được thể hiện rất rõ khi sử dụng được phương pháp nghiên cứu mới, có tiến trình thực hiện mới và kết quả nghiên cứu mới rõ ràng hơn so với công trình của tác giả A.
3. Tính khả thi
Phần lớn ở nội dung này các bạn thường gặp phải vấn đề là nghiên cứu cần sử dụng số liệu vĩ mô nhưng các nguồn dữ liệu này lại không được công bố công khai; hoặc các nghiên cứu cần thu thập dữ liệu thông qua hình thức khảo sát nhưng đối tượng khảo sát lại không có khả năng tiếp cận/hoặc khả năng tiếp cận để thu được dữ liệu rất thấp (Ví dụ đối tượng khảo sát là các CEO của các tập đoàn, các cấp quản lý của các doanh nghiệp, cán bộ nhà nước của các tỉnh….là những khảo sát rất khó thực hiện). Hãy cân nhắc xem với đề tài đó bạn có thể dễ dàng tìm được nguồn số liệu hay không, hãy tìm từ tất cả các nguồn như internet, sách, báo, tạp chí khoa học, tài liệu nước ngoài…nếu quá bí bách bạn cần xem xét lại đề tài đó.
4. Tính thực tiễn
Nội dung đề tài phải có thật, xuất phát từ thực tế khách quan Đề tài nghiên cứu phải giải quyết các vấn đề, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn công tác hoặc cuộc sống, xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
Ngoài đáp ứng đủ các tiêu chí trên bạn cũng cần đảm bảo chọn được đề tài phù hợp với trình độ của bản thân, phù hợp về thời gian, không gian, điều kiện làm việc, sự hỗ trợ, thích thú và đam mê với đề tài đã chọn.
Tính khoa học, tính mới là yêu cầu cơ bản. Bốn điều kiện này gắn bó mật thiết với nhau, một đề tài khoa học không thể thiếu bất kỳ một điều kiện nào. Nắm bắt rõ những tiêu chí trên bạn sẽ biết cách lựa chọn đề tài nghiên cứu hay và triển khai nó tốt nhất có thể.
Nguồn bài viết: https://www.hotronghiencuu.com/2018/08/4-tieu-chi-lua-chon-e-tai-nghien-cuu.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét